TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Đắk Lắk: Đất rừng phòng hộ ở Krông Năng bị lấn chiếm

Duy Hòa (Đài PT-TH Đắk Lắk)Cập nhật 09:49 ngày 31/07/2018

VTV.vn- Tại các tiểu khu đất rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk) quản lý, thời gian qua đã diễn ra tình trạng bị lấn chiếm và mua bán tràn lan.

Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (BQLRPHĐN) huyện Krông Năng thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, có trách nhiệm quản lý gần 7.800 ha đất rừng. Trong đó có 5000 ha đất rừng phòng hộ đầu nguồn, 2.000 ha đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, qua nhiều năm do buông lỏng công tác quản lý bảo vệ, giao đất sai đối tượng, nên đến nay, hơn 945 héc ta đất và rừng đã bị gần 1.000 hộ dân lấn chiếm sử dụng và các đầu nậu mua bán qua lại tràn lan. Mặc dù trong Hồ sơ giao khoán đất lâm nghiệp giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và các hộ nhận khoán ghi rất rõ các điều khoản cam kết giữa hai bên và không được mua bán. Nhưng thực tế những năm qua, đã có nhiều hộ tự ý sang bán, chuyển đổi trái phép hàng trăm héc ta để kiếm lời.

Tiểu khu 320 cũng do BQLRPHĐN Krông Năng quản lý. Tại đây, lâu nay tình trạng các hộ dân xâm chiếm, mua bán đất rừng để kiếm lời và làm rẫy cũng diễn ra tràn lan và giá 1 ha đã lên đến 400-500 triệu đồng.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đã tìm đến các cơ quan chức năng để hỏi rõ hơn có hay không chuyện 1 số cán bộ của BQLRPHĐN huyện Krông Năng sai phạm, buông lỏng trong quá trình quản lý bảo vệ đất rừng…

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Krông Năng thì hiện nay diện tích đất rừng đã giao khoán cho 78 nhóm hộ lên gần 2.800 ha. Trong đó, diện tích bị các hộ lấn chiếm là 945 ha. Hơn 844 héc ta được xác định là giao nhận khoán sai quy định. 

Trước tình hình đó, từ năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết luận về những sai phạm trên. Do đó, trong 5 năm gần đây, huyện Krông Năng mới tổ chức các đoàn đi kiểm tra, thanh lý và thu hồi được 130 ha đất rừng...Như vậy, hơn 700 ha đất rừng còn lại vẫn đang chờ huyện này tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn để giải quyết, thu hồi và xử lý những cán bộ và đầu nậu vi phạm.

Không được hỗ trợ tiền ăn, nhiều bệnh nhân nghèo gặp khó khăn

VTV.vn - Việc Bộ Tài chính đề nghị các địa phương dừng cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn đang ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.