Những con ong này làm tổ trên vách đá dựng đứng nên để lấy được mật, người dân phải đối mặt với nguy hiểm từ độ cao lưng chừng vách núi và sự hung dữ của bầy ong rừng. Mặc dù biết là rất nguy hiểm, nhưng người dân ở đây cho rằng đây là nghề Cha truyền con nối, nên người dân không làm nghề nào khác.
Theo người dân đi lấy mật ong rừng ở lèn đá xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa cho biết, mùa lấy mật thường từ tháng 2 đến tháng 10. Nếu gặp tổ, bình quân được khoảng từ 2 đến 10 chai mật. Tuy nhiên cũng rất thất thường không phải khi nào cũng gặp được tổ ong. Kiếm được một chai mật ong không hề đơn giản, có khi phải đánh đổi tính mạng của mình.
Xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa là địa phương có số hộ dân làm nghề lấy mật ong nhiều nhất tỉnh Quảng Bình. Toàn xã có hơn 300 hộ dân, 2/3 số dân ở đây làm nghề lấy mật ong. Giá mật ong rừng cao, nhưng đầu ra lại không ổn định. Hiện xã đang tìm nguồn ra, giới thiệu sản phẩm mật ong rừng, để tiêu thụ cho bà con nhân dân, đồng thời tuyên truyền và đào tạo nghề cho bà con, đặc biệt là lao động nông thôn để bà con tránh làm nghề lấy mật ong nguy hiểm này.
Người đi lấy mật ong rừng, sống nhờ "lộc rừng" nên với người dân luôn có trách nhiệm. Khai thác mật nhưng không tận diệt đàn ong, bởi tận thu gây ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Khi lấy mật, thì không phá tổ. Với người dân là tôn trọng bầy ong là tôn trọng nghề mình. Có vậy mới vừa được thụ hưởng vừa bảo tồn tinh hoa quý giá của núi rừng và gìn giữ nghề của cha ông để lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!