Biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ cháy rừng lớn chưa từng có, tàn phá những khu rừng ở miền Tây nước Mỹ. Đây là kết luận của một nghiên cứu được Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) công bố.
Các nhà khoa học đã xác định rằng, gia tăng nạn cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ phần lớn là do mức chênh lệch vào mùa ấm. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, sự thay đổi tự nhiên của bầu khí quyển chỉ tác động đến 32% mức tăng độ khô của không khí VPD, trong khi 68% còn lại là do hiện tượng ấm lên toàn cầu diễn ra trong 20 năm qua, chủ yếu do các hoạt động của con người.
Sự ấm lên do tác nhân con người đã góp 50% cho mức VPD cao chưa từng có, dẫn đến vụ cháy rừng tàn khốc có tên August Complex xảy ra vào tháng 8/2020 tại California. Đây được coi là trận hỏa hoạn lớn nhất từng ghi nhận tại khu vực này với gần 4.200 km2 diện tích rừng bị thiêu rụi. Trong thập kỷ qua, biến đổi khí hậu liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã khiến miền Tây nước Mỹ càng trở nên khô hơn và nóng hơn trong thời gian dài hơn, tạo điều kiện cho các đám cháy rừng bùng phát dữ dội hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!