Nhà báo Nhật Bản Jumpei Yasuda, người bị bắt cóc và giam cầm hơn 3 năm ở Syria. (Ảnh: AP)
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2017, ít nhất 1.000 nhà báo trên thế giới đã bị sát hại khi đang tác nghiệp. Như vậy, trung bình cứ khoảng 4 ngày lại có một nhà báo thiệt mạng vì bạo lực. Tuy nhiên, 9/10 vụ sát hại các nhà báo không được điều tra. Ngoài nguy cơ bị sát hại, các nhà báo còn là nạn nhân của những vụ tấn công, đe dọa, lạm dụng, quấy rối tình dục, bắt cóc, giam giữ, ngược đãi…
Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ mang tên "Chiến dịch Tôn vinh Nhà báo" vừa được công bố, trong 10 tháng qua, có tới 106 nhà báo và nhân viên các cơ quan truyền thông bị sát hại trong khi đang tác nghiệp tại 36 quốc gia trên thế giới.
Đa số các nhà báo bị sát hại khi đang hoạt động tại các điểm nóng về xung đột vũ trang hoặc tội phạm gia tăng. Afghanistan, Syria, Iraq và Mexico là những quốc gia đứng đầu danh sách các nước bị xem là nguy hiểm đối với tính mạng của nhà báo.
Thống kê này một lần nữa cho thấy, vấn đề bảo vệ các nhà báo trước những hành vi bạo lực đang trở nên hết sức cấp thiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!