Trên địa bàn khu vực một số tỉnh miền Trung, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, đang là nỗi lo của người dân. Nhiều con sông đã lấn sâu vào khu vực nhà dân, bờ biển cũng đã làm cho nhiều khu vực công cộng, đất sản xuất cũng mất dần. Cứ mỗi mùa mưa bão là tình trạng sạt lở bò sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng.
Hơn 10 năm trở lại đây, Quảng Trị đã có khoảng trên 350ha đất bị cuốn trôi xuống các dòng sông, hơn 4500 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn đối với tỉnh Quảng Bình, sạt lở bờ sông cũng đang là nỗi lo của người dân và chính quyền địa phương. Hiện tại, Quảng Bình có 85 điểm, với trên 40km sạt lở bờ sông, suối, ảnh hưởng đến khoảng hơn 3000 hộ dân. Sạt lở chủ yếu ở sông Gianh, sông Nhật Lệ và sông Kiến Giang.
Hiện tốc độ xói lở bờ sông ở Quảng Bình và Quảng Trị diễn ra khá nhanh, trung bình từ 10-15m mỗi năm trên các sông. Sạt lở đã ăn sâu vào đất liền, uy hiếp nhà cửa và các công trình hạ tầng. Nhiều năm qua, 2 địa phương này cũng đã xây dựng được một số tuyến kè, để chống xói lở đất. Tuy nhiên, cứ vào mùa mưa bão, trên các tuyến sông ở Quảng Bình và Quảng Trị hàng ngàn hộ dân vẫn phải di dời, cuộc sống luôn bị đa doạ đối với người dân sống ven các con sông bị sạt lở.
Không chỉ sạt lở bờ sông ở Quảng Trị và Quảng Bình, hai địa phương này cũng đang phải đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở một số khu vực ven biển. Mất đất sản xuất, nhiều công trình công cộng cũng như nuôi trồng của người dân bị biển xâm thực, Nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu, mưa bão bất thường trong những năm gần đây. Hai địa phương Quảng Bình và Quảng Trị cũng đã có những giải pháp, để một phần nào đó, đảm bảo cho người dân sống ven sông, dọc bờ biển được tạm an toàn.
Toàn tỉnh Quảng Bình có 5 khu vực, với trên 6km bờ biển bị sạt lở, có những điểm biển xâm thực vào đất liền từ 150 đến 500m. Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực, địa phương này đã xây dựng được một số hệ thống kè ven biển, phần nào đã giúp cho người dân yên tâm hơn.
Hiện nay, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở Quảng Trị và Quảng Trị vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân, cần có những giải pháp tối ưu, để giúp người dân sống ven sông, ven biển được "An cư lạc nghiệp".
Thời gian qua Quảng Bình và Quảng Trị cũng đã triển khai xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ sông, bờ biển, trồng cây phòng hộ, di dời dân cư khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, công tác phòng chống sạt lở vẫn còn gặp nhiều thách thức và cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các ngành, các cấp.
Mưa lũ hàng năm gây dòng chảy mạnh, mực nước dâng cao đột ngột, gây xói mòn đất. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan gây áp lực lên hệ thống sông ngòi và biển xâm thực. Mặc dù, thời gian qua Quảng Bình và Quảng Trị, đã tích cực triển khai các giải pháp như xây dựng hệ thống kè biển, kè bờ sông, trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển, đồng thời di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vẫn còn nhiều thách thức và cần sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các bộ ngành trung ương, trong việc tìm ra giải pháp tối ưu nhất, để giúp người dân sống ven các con sông, ven biển, yên tâm, không lo sợ mất nhà, mất đất, mỗi mùa mưa bão
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!