TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Mặt trái của mạng xã hội - Hiểm họa khôn lường

Minh Trúc, Thành Huế (Đài PT-TH Khánh Hòa)Cập nhật 15:49 ngày 15/06/2018

VTV.vn - Cùng với lợi ích mang lại thì mạng xã hội cũng tồn tại những mặt trái. Nếu người dùng không tỉnh táo, rất dễ gây nên mối họa khó lường.

Những hành động được cho là quái gở, gây tổn hại đến bản thân xã hội, thế nhưng lại nhận được hàng nghìn, hàng triệu lượt thích, chia sẻ. Và từ việc thu hút 1 lượng lớn người quan tâm, những hành vi này bỗng chốc trở thành trào lưu.

Mới đây nhất, lợi dụng sự cả tin, dễ dãi và tâm lý đám đông, trên các diễn đàn mạng xã hội, 1 số đối tượng đã tung ra những thông tin xấu, thậm chí xuyên tạc những nội dung có trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Từ hàng triệu lượt chia sẻ và bình luận, những thông tin trên đã tràn lan khắp nơi, gây bất ổn và hoang mang trong dư luận. Đây là những hệ lụy từ việc "like và share vô cảm" trên mạng xã hội. Thế nhưng, đáng lo ngại là tình trạng này vẫn rất phổ biến.

Theo kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội, 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân, hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Rõ ràng, những mặt trái của mạng xã hội không còn là nguy cơ, mà đã hiện diện rất rõ trong đời sống hàng ngày.

Việt Nam đang có hơn 35 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 37% dân số) với thời lượng trung bình 138 phút mỗi ngày. Đây thực sự là con số không hề nhỏ. Vì vậy, để ngăn chặn những hiểm họa khó lường từ mặt trái của mạng xã hội, trước tiên là vai trò tự thân của mỗi cá nhân. Cùng với đó là sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền các các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể đến nhiều thành phần trong xã hội. Đặc biệt, việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng hứa hẹn sẽ giúp kiểm soát được hành vi của người dùng có sử dụng mạng internet để làm việc trái pháp luật.  

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.