TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nợ xấu đóng tàu theo Nghị Định 67 gia tăng

Vĩnh Yên, Liên Thuỷ, Duy Hiệp (VTV8)Cập nhật 07:31 ngày 26/05/2018

VTV.vn - Nợ xấu của Nghị định 67 đang có xu hướng gia tăng và chuyển biến xấu đi, đến nay đã lên đến hơn 200 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cho biết: sau 3 năm triển khai Nghị định 67, đến nay các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.055 tàu với tổng số tiền cam kết cho vay là 10.489 tỷ đồng; giải ngân cho vay theo tiến độ đóng mới, nâng cấp tàu đạt 9.622 tỷ đồng, dư nợ đạt 9.373 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu của chương trình đang có xu hướng gia tăng do nhiều chủ tàu không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Đến nay đã phát sinh 52 khoản vay (dư nợ trên 657 tỷ đồng) quá hạn (tại 11/28 tỉnh, thành phố ven biển), trong đó 16 khoản vay bị chuyển nợ xấu với số tiền trên 203 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đang ngày càng gia tăng, theo NHNN trước tiên là về chất lượng tàu: tàu đóng mới không đảm bảo chất lượng, không khai thác được phải nằm bờ, chủ yếu rơi vào tàu vỏ thép, hoặc tàu đã đưa vào khai thác nhưng phải sửa chữa thường xuyên, các chuyến biển khai thác không hiệu quả, thu nhập không bù được chi phí, khiến cho không ít tàu cá không đủ năng lực để tiếp tục ra khơi.

Nhiều ngư dân cho biết nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa đang bị suy giảm ngày càng mạnh, thời tiết diễn biến bất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định...làm cho các tàu khai thác sụt giảm năng suất, sản lượng, cũng kéo theo đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng, rất nhiều tàu hậu cần không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Thống kê từ phía NHNN cho thấy, có một số nguyên nhân do cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, cũng khiến cho nợ xấu gia tăng như: tình trạng chủ tàu không có khả năng tiếp tục đóng mới hoặc khai thác tàu, do bị bệnh hoặc qua đời, nhưng Nghị định 67 và các văn bản liên quan không có quy định về cơ chế chuyển đổi chủ tàu, gây khó khăn cho ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ vay. Rồi việc tàu cá khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài, bị nước ngoài đánh chìm tàu, nhưng không được bảo hiểm bồi thường, mất tài sản bảo đảm là con tàu hình thành từ vốn vay, trong khi Nghị định 67 chưa có quy định về việc xử lý rủi ro do nguyên nhân này, để bảo toàn vốn vay cho ngân hàng thương mại...Thậm chí năm 2015, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 89 sửa đổi bổ sung Nghị định 67, những bất cập trên vẫn chưa được tháo gỡ rốt ráo. 

Hiện nay, Bộ NN&PTNT - đơn vị đầu mối đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 cho phù hợp với thực tế để trình Chính phủ ban hành. Trong khi chờ đợi chính sách mới, thì những vướng mắc trên vẫn tiếp tục là trở lực cho cả ngư dân và ngân hàng .

Khi Nghị quyết đi vào cuộc sống - Nhìn từ một thị trấn mới

VTV.vn - Nghị quyết Đại hội lần thứ 20 của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi xác định, phấn đấu xây dựng xã Tịnh Hà và một phần xã Tịnh Sơn huyện Sơn Tịnh thành thị trấn của huyện Sơn Tịnh.