TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Phát huy giá trị di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Mỹ Nga, Quốc PhươngCập nhật 20:35 ngày 16/03/2023

VTV.vn -Những áng thơ văn độc đáo trên hệ thống kiến trúc cung đình Huế không chỉ là ký ức một triều đại, làm đẹp cho các công trình mà đó là một di sản của dân tộc, của nhân loại.

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế. Hệ thống di sản thơ văn này không chỉ là một bảo tàng sống động, độc đáo, riêng có về văn chương thời Nguyễn mà nó còn chuyển tải những thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc một giai đoạn lịch sử của đất nước ta.

Ngay sau khi thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nỗ lực bảo tồn di sản này thông qua việc đổi mới và mở rộng các hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giúp người dân cũng như du khách hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa của nguồn tài liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Theo thống kê, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế có hơn 2.500 đơn vị thơ được chạm, khảm, vẽ tráng men, đắp nổi… trên các loại chất liệu gỗ, pháp lam và sành sứ của 10 công trình di tích chính thuộc quần thể di tích Cố đô Huế như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Thế Miếu... và các lăng tẩm. Với đặc thù nằm trên những công trình cổ nên hiện nay hệ thống di sản này vẫn đang chịu sự tác động của thời gian, khí hậu.

Hiện các cơ quan chuyên ngành bảo quản và bảo tồn đang nỗ lực nghiên cứu giữ gìn bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sơn thếp bằng chất liệu truyền thống, hoặc sơn son thếp bằng vàng thật ở các công trình quan trọng, bảo quản các bức tranh và thơ văn trên pháp lam, tôn tạo, giữ gìn những bức tranh thơ ghép bằng sành sứ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.