Điện ảnh chiều thứ bảy "Trăng rằm" là một "Ước một vé về tuổi thơ để vui Trung thu"
Đã từ lâu, chiếc lồng đèn ông sao cùng lời ca tiếng hát nơi xóm nghèo đã không còn nhiều. Nghĩ về ngày xưa, về tuổi thơ lại thấy lòng lâng lâng và bình yên đến kỳ lạ.
Chiếc đèn ông sao là đồ chơi trung thu phổ biến nhất ngày xưa
Tuổi thơ xưa trong "Trăng rằm" không có nhiều đồ chơi hiện đại, đắt tiền. Các em nhỏ chỉ quanh quẩn trong xóm nhỏ với vài ba đứa bạn trạc tuổi, chơi những trò chơi dân gian. Trung thu xưa trong "Trăng rằm" ấm áp và đong đầy niềm vui, rộn rã tiếng cười và tròn đầy như ánh trăng đêm rằm tháng Tám.
Em bé hồn nhiên vui chơi trong đêm trăng (cảnh trong phim Trăng rằm)
Khi ánh trăng vừa buông xuống phía sau những mái nhà cũ kỹ lâu năm ở phía bên kia khu xóm và len lỏi ánh sáng xuống những tán cây già cỗi. Các em hí hoáy phụ mẹ bưng bê bánh ra sân cúng thì đứa này đi sang nhà đứa khác í ới, à ơi gọi nhau cùng mang đèn lồng đi khắp xóm. Đám trẻ con rồng rắn nối đuôi nhau mang lồng đèn ra cùng nhau đi lượn lờ từng nhà quanh xóm.
Diễn viên Đặng Lưu Việt Bảo trong vai chú thương binh
Và dường như "Trăng rằm" thiếu sáng nếu trong phim không có hình ảnh chú thương binh hỏng mắt lụi cụi bên những chiếc đồ chơi tò he hay lồng đèn mà chú tự làm cho các cháu nhỏ. Cuộc sống giản dị với những con người cả người già lẫn người trẻ được nâng lên bởi những giá trị giản đơn ấy.
Chú thương binh đang vui chơi với các cháu thiếu nhu trong đêm hội trăng rằm
Phim "Trăng rằm" điện ảnh Việt Nam phỏng theo tác phẩm truyện ngắn "Giọt nước mắt của trăng" của Ma Văn kháng là món quà giành cho các em thiếu nhi mùa trung thu này.
Phim Điện ảnh chiều thứ bảy (14h15, 07/10) xin trân trọng giới thiệu!