Con đường vận chuyển nông sản từ xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) đến các vùng khác để tiêu thụ xảy ra hiện tượng sình lầy và ngập lún. Người dân bắt buộc phải chuyển đổi sang cây trồng khác là cây keo non để thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ cũng như kết nối với các vùng nông sản khác, tuy nhiên việc chuyển đổi cây trồng trên đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp là không được phép.
Tại 2 xã Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa có 60 hộ dân thuê đất nông nghiệp rồi chuyển sang trồng cây lâu năm. Người thuê ít thì vài sào, người thuê nhiều thì lên đến cả héc-ta. Khoảng đầu tư trồng keo trong suốt thời gian qua không phải là ít. Bây giờ phải phá bỏ vườn keo cũng đồng nghĩa nguồn sinh kế bị gián đoạn, khiến cuộc sống nhiều hộ dân lâm vào cảnh khó khăn. Thế nhưng, với chính quyền địa phương, nếu sản xuất không đúng hợp đồng người dân phải tự khắc phục.
Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp là những cây trồng cho thu nhập thấp và ít phù hợp thì nên chuyển đổi sang cây trồng khác. Vì vậy, cần có sự rà soát quy hoạch nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, tránh trường hợp người dân tự chuyển đổi cây trồng rồi mới buộc phải phá bỏ để đúng quy định như ở một số địa phương ở tỉnh Phú Yên.