TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Quảng Nam sẽ thuê chuyên gia tham gia điều hành quy trình xả lũ của các thủy điện lớn

Đỗ Vinh, Lê Huy (VTV8)Cập nhật 10:00 ngày 28/09/2017

VTV.vn - Mùa mưa lũ ở miền Trung đang cận kề, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân hạ du thì công tác vận hành, điều tiết nước các hồ thủy diện phải đặt lên hàng đầu.

Với hơn 40 công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Thu Bồn và Vu Gia, Quảng Nam là địa phương có mật độ thủy điện lớn nhất ở miền Trung và Tây Nguyên. Thủy điện nhiều, hồ chưa có dung tích lớn, nếu không chủ động phòng chống bão lũ ngay từ đầu mùa sẽ gia tăng nguy cơ gây mất an toàn cho vùng hạ du.

Hồ thủy điện sông Tranh 2 nằm trên địa bàn huyện Bắc Trà My có dung tích chứa 730 triệu m3 nước. Đây là một trong những hồ thủy điện lớn nhất khu vực miền Trung. Điều đáng lo ngại là khu vực lòng hồ thủy điện này thường xuyên xảy ra động đất kích thích. Vì vậy, đảm bảo an toàn hồ đập, điều tiết nước hợp lý trước khi lũ về, xây dựng phương án ứng phó với động đất luôn được chính quyền địa phương và chủ hồ đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong mùa mưa lũ này, công tác phòng tránh thiên tai được triển khai đến từng người dân thuộc hạ du sông Tranh.

Khi Bộ Công Thương duyệt phương án phòng chống lụt bão và đảm bảo an toàn đập, đơn vị này đã tổ chức diễn tập trên thực địa. Rút kinh nghiệm những năm trước đây, thời gian qua, thủy điện sông Tranh đã tăng cường phát điện để tạo ra dung tích trống hơn 500 triệt m3 nước, đủ khả năng điều tiết lũ, hạn chế xả lũ khi có mưa lớn, xuất hiện lũ quét. Với những hồ chứa thủy điện còn dung tích nước lớn, tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh phương án phát điện để các hồ này trở về mực nước chết.

Năm 2016, các tỉnh thành miền Trung hứng chịu nhiều trận lũ kép. Thủy điện luôn bị quy trách nhiệm do xả lũ sai quy trình. Năm nay, tỉnh Quảng Nam sẽ thuê các chuyên gia đầu ngành tham gia điều hành quy trình xả lũ của các hồ thủy điện lớn.

Lan tỏa yêu thương tới vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên

VTV.vn- Nhờ chính sách chăm lo các gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn đã nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại sự đổi thay tích cực ở những vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên.