TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Quảng Ngãi sàng lọc và phân loại điều trị bệnh tay chân miệng

Thục Uyên, Phúc HảoCập nhật 21:03 ngày 24/07/2023

VTV.vn - Từ đầu tháng 7 đến nay, số ca mắc tay chân miệng tại Quảng Ngãi có chiều hướng tăng, đã xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, biến chứng viêm não, suy hô hấp.

Ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ sở y tế: tăng cường biện pháp phòng bệnh, hạn chế số ca mắc mới và tử vong do bệnh tay chân miệng.

Từ đầu tháng 7 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi có chiều hướng tăng. Tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị từ 15- 20 trẻ. Hiện tại, khoa đang điều trị cho 40 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, tỷ lệ trẻ mắc các độ nặng chiếm gần 30% tổng số ca mắc. Bệnh viện đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, sàng lọc ngay từ khu khám và phân loại bệnh để cách ly điều trị hiệu quả, tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhân khác. Quan trọng của tay chân miệng là theo dõi dấu hiệu nặng khi đó phải nhập viện gấp. Biểu hiện nặng là em bé sốt 39 độ sốt không hạ và sốt lên tục và có nôn ói thì phải thăm khám bệnh viện.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ và có thể điều trị tại nhà nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ gây biến chứng nguy hiểm khi trở nặng. Trong đó, 02 biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nhanh cho trẻ là biến chứng thần kinh và suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây lan rất nhanh. Cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ là là đảm bảo vệ sinh cá nhân, ăn uống, vui chơi và sinh hoạt.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Phụ huynh và người chăm trẻ cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu như: sốt cao không hạ, nôn ói, tay chân nổi bọng nước thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.