Khi chưa có nhiều nông dân thực hiện VietGAP thì cũng đồng nghĩa khó mà mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long sang các nước vốn đòi hỏi cao về chất lượng. Vậy, thực chất rào cản đối với nông dân khi thực hiện VietGap là gì?
Sau nhiều năm nỗ lực tập huấn, hướng dẫn nông dân, đến lúc này, vùng thanh long Bình Thuận đã có 9500 ha đạt chứng nhận VietGAP. Nhưng, diện tích thanh long đạt chứng nhận VietGAP mới chỉ chiếm 1/3 diện tích thanh long 27 ngàn ha ở Bình Thuận. Đó là chưa nói, không ít nông dân, mặc dù đã được tập huấn, đã áp dụng sản xuất theo hướng VietGap nhưng sau một thời gian thì lại từ bỏ. M
Một nghịch lý thấy rõ nhưng chưa ai quan tâm và điều chỉnh. Đó là Nông dân trồng thanh long VietGap, nhưng ai sẽ mua thanh long VietGap? Phân biệt rạch ròi giữa thanh long VietGAP và thanh long sản xuất như lâu nay - Một khi điều mấu chốt này chưa thực hiện được thì sản xuất VietGap vẫn chưa có được tính bền vững.