TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Tái hiện lễ dựng nêu trong hoàng cung xưa

Anh Phương, Hoài Phương (VTV8)Cập nhật 17:42 ngày 28/01/2019

VTV.vn - Ý nghĩa cơ bản của lễ dựng nêu nhằm diệt trừ ma quỷ, cúng thần, cúng tổ tiên, rủ bỏ mọi điều phiền muộn của năm cũ để sang năm mới với tâm thế an lành nhất.

Từ cửa Hiển Nhơn, 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu. Tại Thế Miếu, hương án, lễ phẩm cùng đội Đại nhạc và các bồi tự đã chờ sẵn. Nghi thức thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc. Sau phần lễ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên. Ngay sau khi tổ chức tại Thế Miếu, lễ dựng nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực điện Long An với các nghi tiết tương tự.

Bên cạnh đó, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn. Dưới thời Nguyễn, ngày dựng nêu là dấu mốc tạm nghỉ các công việc của triều đình. Trên ngoạn câu nêu treo ấn tín, bút long mang ý nghĩa: đây là ngày làm việc cuối cùng trong năm, phải chờ đến ngày hạ nêu mồng 7 tháng Giêng mới làm việc trở lại.

Việc phục dựng và tái hiện lễ dựng nêu ngày Tết không chỉ có ý nghĩa bảo tồn và phát huy một nét đẹp truyền thống của dân tộc mà còn tạo nên điểm nhấn văn hóa hấp dẫn người dân và du khách khi đến với di tích Huế dịp Tết đến xuân về.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Làng chài cổ vật

VTV.vn-Với nhiều người dân làng Gành Cả, những món cổ vật sưu tầm được không chỉ là đam mê mà còn mong muốn góp phần bảo tồn các di sản, giữ lại các giá trị lịch sử cho thế hệ sau.