Trong đó có gần 200 đơn vị thuộc diện khó đòi nợ, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; tình trạng trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng quỹ BHXH, BHYT của các chủ sử dụng lao động còn diễn ra khá phổ biến.
Đến nay, những đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoàn thành đầy đủ BHXH đã thực hiện bàn giao sổ BHXH cho người lao động. Tỷ lệ bàn giao sổ BHXH cho người lao động đạt 97%. Đối với đơn vị doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài, buộc lòng cần phải có chế tài cũng như hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2018 quy định người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 6 tháng trở lên thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 2-7 năm.
Hiện, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển danh sách 61 đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài sang Liên đoàn lao động tỉnh để tiến hành khởi kiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.