Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại Đại học Kế toán Đà Nẵng, nhưng gần 3 năm ra trường, chị Văn Thị Nha Trang vẫn không xin được việc làm. Sau nhiều trăn trở, tâm tư và không ít khó khăn chật vật để trang trải cuộc sống, chị Trang quyết định xin vào làm công nhân may tại công ty MSV, với mức lương của một lao động phổ thông.
Tạm cất tấm bằng cử nhân, học lại nghề, nhận lương theo công việc phổ thông vẫn đang là một tình trạng phổ biến của nhiều sinh viên sau khi ra trường. Theo thống kê tại 6 khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có gần 10% lao động phổ thông có trình độ từ trung cấp, cao đẳng và đại học, tương đương với gần 2.500 người và tất yếu họ phải học nghề để đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hiện có hơn 72 nghìn người đã được đào tào cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp. Có một thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ chuyên môn cao luôn cao hơn nhóm có trình độ phổ thông. Đây là một nghịch lý trong công tác đào tạo và định hướng nghề nghiệp gây lãng phí lớn nguồn nhân lực, tiền bạc, thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!