TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Vỡ mộng làm giàu từ cây trồng tiền tỷ

Phú Thạnh, Tùng Lâm, Quang Anh, Nam Trung.Cập nhật 19:55 ngày 09/07/2022

VTV.vn- Vỡ mộng làm giàu từ cây trồng bạc tỉ là câu chuyện mang tính thời sự khi người nông dân phải tự tay chặt bỏ những cây trồng mà mình đã dày công chăm sóc suốt hàng chục năm.

Từ nhiều năm qua, bằng ý chí, nghị lực, tinh thần cần cù nhẫn nại, nhiều hộ dân ở các làng quê đã tận lực đi tìm những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vun đắp giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân đã xảy ra tình trạng người nông dân phải tự tay chặt bỏ những cây trồng mà mình đã dày công chăm sóc.  

Hơn 20 năm trước , người dân ở xã Trường Sơn háo hức , đua nhau đi tìm mua cây dó trầm về ươm trồng trên diện tích 20 ha. Sau thời gian dài chăm bón với mức đầu tư hàng chục triệu đồng /1ha trong một năm cây Dó trầm đã đến thời kỳ thu hoạch. Thế nhưng giấc mộng làm giàu được dồn nén từ bao năm nay đã vỡ oà trong thất vọng khi cây Dó trầm không tạo được trầm. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều hộ dân ở các địa phương khác trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ -tỉnh Quảng Bình từ việc phát triển cây Dó trầm một cách tự phát ,dường như không có sự định hướng, quản lý từ cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Tại tỉnh Thanh Hoá , năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá triển khai mô hình khảo nghiệm: "Trồng rừng thâm canh cây mắc ca" tại 8 huyện với quy mô 36 ha với 80 hộ tham gia. Từ thông tin Thanh Hoá không quy hoạch vùng trồng cây Mắc ca với lại công đầu tư chăm sóc cao, thị trường tiêu thụ không có nên hầu hết các hộ dân đã phải chặt bỏ cây trồng này.

Không chỉ hai địa phương nói trên mà thực trạng người nông dân phải chặt bỏ cây trồng vẫn diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch phát triển liên kết vùng dẫn đến khó khăn này.

Phát triển ồ ạt, phá vỡ vùng quy hoạch, mở rộng diện tích vùng nhiên liệu là tình trạng xảy ra từ nhiều năm nay ở nhiều địa phương. Cùng với cây Mắc ca, cây Dó trầm … những cây trồng với kỳ vọng ban đầu mang lại sự đột phá trong phát triển kinh tế như hồ tiêu, bơ, điều, cao su, cà phê…cũng bị chặt bỏ. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ  giữa đơn vị chức năng và bà con nông dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên.

Lo lắng khi tiến hành tái tạo sản xuất trên vùng đất của mình là tâm trạng chung của nhiều hộ dân sau những thất bại từ việc phát triển cây trồng thiếu bền vững. Những rủi ro, khó khăn vẫn tiềm ẩn nếu bà con nông dân tiếp tục phát triển sản xuất theo lối tự phát, cần đến sự quy hoạch mang tính tổng thể về phát triển cây trồng ở các địa phương.

Trong chiến lực phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu tổng quát tập trung vào "Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, với những khó khăn, bất cập trong quá trình quy hoạch, liên kết vùng và tạo hướng phát triển bền vững của các cây trồng chủ lực như hiện nay sẻ ảnh hưởng không nhỏ trong tiến tình thực hiện chiến lực này, cần có sự điều chỉnh mang tính tổng thể và chi tiết đến tận hộ dân ở các địa phương trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.