TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Những lổ hổng trong quản lý khai thác titan tại Bình Thuận

Văn Giang, Nguyên NgọcCập nhật 17:00 ngày 23/08/2017

VTV.vn - Nỗi lo vỡ hồ chứa bùn thải luôn thường trực với người dân khi có hơn một nửa số dự án khai thác titan ở Bình Thuận đã hết phép khai thác chưa hoàn thổ môi trường.

Bình Thuận được biết đến là địa phương có trữ lượng Titan vào lại bậc nhất cả nước, với trữ lượng khoảng 559 triệu tấn, chiếm đến 92% tổng trữ lượng titan cả nước. Trong thời gian qua, hàng loạt dự án đã được cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác

Qua rà soát của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, từ năm 2005 đến nay trên địa bàn tỉnh có 37 dự án khai thác và tận thu khoáng sản titan được cấp phép. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp 18 giấy phép và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 9 giấy phép, với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Đến thời điểm này, chỉ còn 7 giấy phép do Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép còn hiệu lực. Phần lớn các dự án hết thời hạn khai thác, doanh nghiệp chưa hoàn thổ, phục hồi môi trường, hoặc chỉ hoàn thổ một phần.

Theo quy định, đơn vị khai thác titan phải hoàn thổ từng phần, nghĩa là khai thác đến đâu hoàn thổ đến đó, tránh tình trạng cát bay, cát nhảy. Với địa hình phần lớn là sa mạc, việc hoàn thổ theo quy định là vô cùng khó khăn. Do vậy, các đơn vị khai khoáng đều chần chừ để hoàn thổ một lần. Thậm chí, mỏ khai thác xong vẫn không hoàn trả môi trường. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận, với những dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, đơn vị không đủ năng lực để giám sát.

Bên cạnh đó, giá titan thời gian gần đây xuống thấp, khiến doanh nghiệp khai thác gặp khó khăn, không còn khả năng phục hồi môi trường. Cụ thể như: Công ty Công ty Cổ phần Dương Anh, khai thác mỏ Thiện Ái ở huyện Bắc Bình và mỏ Tân Thành ở huyện Hàm Thuận Nam dù đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra, làm việc nhiều lần nhưng việc hoàn thổ khu vực khai thác vẫn chưa được thực hiện.

Nghịch lý thiếu và thừa đất làm vật liệu san lấp

VTV.vn - Trong khi một số dự án bị thiếu đất san lấp hợp pháp thì nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lại gặp khó khăn khi xử lý đất thừa khi khai thác ở những vị trí không được cấp phép.