TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Chật vật dạy và học trong dịch bệnh COVID-19

Văn Chương, Đình QuốcCập nhật 20:34 ngày 27/02/2022

VTV.vn - Những ngày này các giáo viên phải vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến để đảm bảo học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ khi trạng thái học tập của các em liên tục thay đổi.

Để sớm đưa các cấp học trở lại đến trường khắc phục việc học trực tuyến kéo dài, ngành Giáo dục đào tạo Đà Nẵng đã chuẩn bị nhiều kịch bản, cơ sở vật chất đảm bảo công tác phòng chống dịch. Qua 01 tuần Đà Nẵng triển khai học trực tiếp nhưng tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, đã xuất hiện những ca nhiễm trong học sinh, và giáo viên.

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, TP Đà Nẵng. Sau gần 8 tháng, cô và trò không giấu nổi niềm vui ngày đến trường. Nhưng niềm vui đó cũng trôi qua nhanh bởi dịch bệnh. Sau 1 tuần đến trường, sĩ số học sinh đến lớp ngày một giảm, thậm chí một số lớp học mới đi học được 02 ngày thì giáo viên mắc COVID-19 buộc học sinh phải dừng đến lớp, chuyển qua học trực tuyến. Việc thay đổi trạng thái học tập liên tục với cấp tiểu học đã ảnh hưởng đến tâm lý và kiến thức của học sinh.

Không chỉ cấp Tiểu học mà cấp Trung học cơ sở cũng không phải là ngoại lệ. Sĩ số học sinh hằng ngày đến lớp luôn biến động do phát sinh các các nhiễm COVID-19 khiến cho lịch dạy học liên tục thay đổi giữa trực tiếp và trực tuyến. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ chất lượng dạy học, mà cả tâm sinh lý đối với học sinh.

Đà Nẵng sau một tuần các cấp học quay trở lại trường vẫn còn nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, mặc dù tỷ lệ bao phủ Vắc xin cho trẻ em đạt tỷ lệ cao. Khó khăn này đè nặng lên vai của những giáo viên đứng lớp, ngành Giáo dục đào Đà Nẵng đang từng bước khắc phục phù hợp với thích ứng linh hoạt để mỗi ngày học sinh đến trường là một niềm vui.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.