Út Diệp (ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) chỉ mới học lớp 9. Để giúp chồng khi lênh đênh trên biển, Diệp mang theo con nhỏ vào Sài Gòn rồi ra Hà Nội học cách dự báo thời tiết qua tổng hợp các dữ liệu từ các trang khí tượng của Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Hồng Kông, Mỹ ....
Vậy mà giờ đây, hàng ngàn ngư dân từ các tàu cá đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đều theo dõi các bản tin dự báo thời tiết của Út Diệp qua Icom. Mgỗi ngày, khoảng 1h chiều,Diệp vào mạng tra các thông tin dự báo thời tiết từ các nguồn để từ 3h đến 5h chiều là thông báo cho ngư dân trên biển. Những ngày có bão như hôm nay, Diệp liên tục ngồi trước Icom cả ngày, thậm chí đến hơn 10h đêm.
"Cũng nhờ cô Diệp lên mạng báo cho tụi tôi biết được, ví dụ bão ở đâu là tụi tôi tránh né được. Báo chính xác phải là 99%. Ví dụ phát hiện trước 10 ngày, biết được tọa độ bão vô ở đâu, ở đâu là mình chạy được, mình né được, hoặc chỗ nào êm, chỗ nào săn. Cả nước nghe luôn chớ đâu phải riêng bọn tui đâu" (Ông Bùi Lành, Chủ tàu QNg 90938-TS, Quảng Ngãi)
Diệp nói rất tội: "Hồi xưa mình làm lặt vặt, mình may gia công một năm cũng kiếm được mấy chục triệu, có thể mình ăn tô bún hay mình ăn sướng sướng hơn một chút chứ bây giờ bỏ công hết không làm được cái việc gì cho gia đình, chủ yếu là giúp cho bà con trên biển nên mình suy nghĩ hồi xưa mình ăn tô bún thì bây giờ mình ăn gói mì tôm, ăn tô bún mười lăm ngàn, ăn tô mì tôm năm ngàn, để mười ngàn bỏ vô phục vụ cho bà con".
Tự bỏ tiền túi ra mua máy, nạp 3G mỗi tháng hơn một triệu đồng, Diệp làm việc này đã 3 năm nay. Nhiều ngư dân nói Chị Diệp là Bồ Tát của tụi tôi khi báo gió, báo bão cho chúng tôi mà không thu đồng nào. Hôm nào có bão, bọn tui gọi máy cả ngày, chỉ cũng chịu khó trả lời.
Mới gọi điện hỏi thăm Diệp những ngư dân đang đánh bắt ở Trường Sa trong những ngày này (trong đó có anh Thanh, chồng của Diệp). Diệp nói dù ở xa vùng bão nhưng gió cũng lớn lắm, anh em hiện né gió ổn rồi chị.