TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Làng gốm cổ nhất Tây Nguyên

Ngọc Thúy, Hoàng TuyềnCập nhật 20:53 ngày 25/07/2023

VTV.vn - Một vùng đất duy nhất ở Tây Nguyên còn lưu giữ, bảo tồn nghề gốm truyền thống. Nơi đây được xem là làng gốm cổ nhất Tây Nguyên.

Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Hầu hết bà con sinh sống ở đây là người M’nông R’Lâm. Không chỉ đi nương đi rẫy, mỗi buổi sáng, những người phụ nữ thường đi lấy đất sét về để làm gốm.

Giã đất sét sau khi lấy về là việc bà con phải làm ngay để đảm bảo chất lượng sản phẩm về sau. Chỉ pha thêm ít nước suối để giã nhuyễn. Không bàn xoay, dụng cụ làm gốm chỉ có chày và cối gỗ. Tất cả công đoạn phụ thuộc đôi tay nghệ nhân.

Hoa văn được vẽ bằng một chiếc que tre vút nhọn, với những kiểu dáng quen thuộc với văn hóa của người M’Nông. Cách nung gốm lộ thiên và màu sắc sản phẩm cũng khác biệt so với gốm nhiều nơi khác.

Mỗi món đồ gốm được tạo ra từ đôi bàn tay của nghệ nhân ở đây như một "tác phẩm" chứ không đơn thuần là một sản phẩm.

Nhờ cách chế tác độc đáo, vẫn giữ nét nguyên thủy cổ xưa, mà gốm nơi ở nơi này vẫn còn nguyên giá trị văn hóa, lịch sử giữa những thay đổi của nhịp sống hiện đại.

Nhờ du lịch phát triển, du khách đến tìm hiểu làng gốm, bà con có thêm thu nhập.

gốm cổ chưa mang lại sự đủ đầy, giàu có cho buôn làng, nhưng lại mang đến giá trị tinh thần rất lớn, đó là được giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy mà làng gốm vẫn được giữ lửa hàng nghìn năm qua và là niềm tự hào của đồng bào M’Nông R’Lâm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ nghiên cứu đến ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống

VTV.vn-Nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào quá trình phát triển đang là một trong những chiến lược quan trọng mà Đà Nẵng chú trọng để phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn này