TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Người Cơ Tu giữ rừng Pơ mu

Huy Kha, Đình HiệpCập nhật 17:39 ngày 30/04/2022

VTV.vn - "Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất người Cơ Tu suy vong", đây không là khẩu hiệu suông mà là tâm niệm của người dân bản địa từ nhiều đời qua. `

Giữ rừng vốn đã khó, giữ được những cội Pơ mu có giá trị sinh thái lẫn kinh tế cao còn khó gấp bội lần. Tuy nhiên, với đồng bào Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nhờ biết dựa vào những tập quán sinh sống nương tựa vào thiên nhiên và đặc biệt trong những năm gần đây ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhờ vậy những cánh rừng quý luôn bình yên.

Thứ 2 đầu tuần nào cũng vậy, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tại xã A Xan cùng với thanh niên, những người có uy tín lại hội ý tại làng sinh thái Pơ mu, họ cùng nhau bàn bạc kế hoạch tuần tra, giám sát rừng Pơ mu có đến nghìn năm tuổi. Nhờ cơ chế phối hợp thường xuyên này nên hoạt động bám rừng, quản lý đến từng cội cây được tổ chức bài bản.

Hàng năm cứ đến tiết xuân là đồng bào Cơ Tu tổ chức lễ Tạ ơn rừng, đồng thời thông báo đến dân làng, chính quyền địa phương kết quả giữ rừng tại từng phân khu. Điều đặc biệt trong mô hình bảo vệ rừng ở Tây Giang, đó là việc bảo rừng rừng di sản Pơ mu được chia đến từng thành viên, vừa gắn vai trò trách nhiệm giữa cá nhân với cộng đồng vừa thể hiện thái độ của người Cơ Tu trước Mẹ rừng. Hàng ngày ngoài công việc tuần tra, đẩy đuổi các đối tượng lạ mặt vào rừng. Họ chăm sóc rừng như bảo vệ bản thân.

Ngay cả nghị quyết Đảng bộ huyện Tây Giang cũng thể hiện rõ quan điểm này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện miền núi cao này. Nhờ vậy, suốt 10 năm qua đồng bào Cơ Tu ở vùng biên cương xa xôi này luôn giữ được sự bình yên của từng cánh rừng, để rừng Pơ mu trở thành rừng di sản độc đáo ở Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

VTV.vn - Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.