Khởi công xây dựng từ năm 2010, với mức đầu tư 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên là bệnh viện lớn và hiện đại nhất khu vực Tây Nguyên thời điểm hiện tại. Tuy nhiên từ khi khánh thành đi vào hoạt động chỉ mới hơn 1 tháng, một số hạng mục đã thể hiện sự bất hợp lý, gây khó khăn cho người dùng.
Bác sĩ Nguyễn Đại Phong - Giám đốc bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk: "Cái bất cập ở đây là địa bàn Tây Nguyên nó có độ dốc mà độ dốc như thế thì việc đưa đón di dời di chuyển bệnh nhân rất khó khăn khi bệnh viện xây dựng có dốc, đẩy lên cũng khó mà đưa xuống cũn khó, 1 số phòng bệnh thì họ thiết kế thiếu ánh sáng chưa được thoáng. Vị trí của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thì hơi xa các khoa điều trị lâm sàng."
Bác sĩ Đặng Thế Thành - Khoa gây mê hồi sức, bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk: "Phòng hồi sức sau phẫu thuật này thiết kế quá bé so với lưu lượng người bệnh, hiện mỗi ngày chúng tôi phẫu thuật cho khoảng 7 đến 80 bệnh nhân. Thì diện tích phòng và số lượng giường bệnh thì quá nhỏ, quá bé, quá thiếu so với thực tế. Bây giờ mong muốn chỉnh trang đó là xây dựng được 1 khu phục vụ cho phẫu thuật tim hở riêng biệt hơn, tiếp nữa hệ thống cung cấp khí nén, khí mê, khí trung tâm cho được đảm bảo an toàn"
Được biết, với những hạng mục thể hiện sự bất cập tuy nhiên có thể khắc phục, cải tạo bệnh viện đã nhanh chóng cho sửa chữa để phù hợp với thực tế hoạt động. Song có những hạng mục như: thang máy không đủ chiều dài để vận chuyển giường bệnh. Không có cầu nối thông qua các giữa các tầng của các tòa nhà…thì hoàn toàn không thể cải tạo, khắc phục.
Một bệnh viện có vốn đầu tư xây dựng hơn cả nghìn tỷ đồng nhưng chỉ mới đưa vào sử dụng đã lộ ra nhiều hạn chế, bất cập. Điều này cho thấy việc phê duyệt dự án và thi công có những lỗ hổng, thiếu tầm nhìn, thiếu cả tính chuyên môn và xa rời thực tiễn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!