TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nhộn nhịp tại các cửa khẩu quốc tế ở Quảng Trị

Hồ Chiến, Trọng Hoàng, Thảo VyCập nhật 16:42 ngày 14/07/2022

VTV.vn - Lực lượng chức năng ở biên giới đã triển khai nhiều giải pháp khi Lào mở cửa khẩu trở lại và dự báo tại các cửa khẩu ở Quảng Trị hàng hóa cũng như người qua lại gia tăng.

Sau một thời gian tạm thời dừng thông quan qua các cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Lào, do dịch COVID-19. Ngày 9/5 vừa qua, chính phủ Lào đã mở cửa thông quan trở lại cho người và phương tiện. Đây là một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người dân thông quan, tạo điều kiện cho việc giao thương giữa các cửa khẩu cũng như du khách du lịch đến du lịch tại Lào và Việt Nam.

Sau khi Lào bắt đầu mở cửa trở lại cho các hoạt động, lượng phương tiện, hành khách tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo gia tăng nhiều. Đặc biệt là các loại hình nông sản của người dân hai bên biên giới được giao thương lại bình thường, đây là tín hiệu vui cho người dân hai bên biên giới.

Từ ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa trên các khu vực biên giới, tạo điều kiện cho người và phương tiên lưu thông trở lại bình thường. Tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị đã có hơn 2 ngàn lượt khách du lịch về Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, lượng phương tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo là trên 153 ngàn lượt, số lượng tờ khai trên 4000 tờ, kim ngạch hàng hóa XNK đạt trên 170 triệu Đô la Mỹ, hàng hóa quá cảnh trên 1,5 tỷ đô la, nộp ngân sách hơn 140 tỷ đồng.

Việc thông thương trở lại bình thường như hiện nay, tại các cửa khẩu Quốc tế ở Quảng Trị, điều này sẽ giúp cho người dân cũng như doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Qua đây, sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch ở Quảng Trị trở lại, trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, sau hơn 2 năm bị ngưng trệ do đại dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.