TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Phát triển ớt "quý tộc" tại Tây Nguyên

Quang Vĩnh, Đức Hiếu, Hoàng TuyềnCập nhật 21:43 ngày 02/10/2020

VTV.vn - Ớt Aji Charapita (ớt quý tộc) là loai ớt "đắt đỏ" do có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, hiện loại ớt này đang được trồng thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Ớt Aji Charapita có nguồn gốc từ Peru. Được mệnh danh là ớt "quý tộc" hay "mẹ của các loài ớt". Trên thế giới, ớt Aji Charapita có giá thấp nhất là 25.000USD (khoảng hơn nửa tỷ đồng) cho 1kg, khiến nó trở thành loại ớt đắt nhất thế giới. Giờ đây, giống ớt "quý tộc" này đã được nhân giống và trồng tại Việt Nam. Hiện loại ớt này đang được thí điểm trồng tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Bước đầu, dần hình thành các khu vực chuyên canh hữu cơ. Giá bán thử nghiệm tại thị trường trong nước là 50 triệu đồng cho 1 kg ớt khô và 10 triệu đồng/1 kg ớt tươi. Điều này đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng loại ớt quý tộc này với giá thấp hơn nhiều lần so với thế giới.

Do chứa hàm lượng cao capsaicin nên ớt Aji Charapita có thể giúp giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm nhiễm. Lượng vitamin C trong mỗi quả ớt lên đến 76,4 mg (tương đương với một quả cam trọng lượng trung bình), đây là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, loại ớt này cũng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như calci, sắt, kali… cần thiết cho cơ thể. Dự kiến trong thời gian tới, sẽ có thêm các chế phẩm từ ớt Aji Charapita được cung ứng ra thị trường như: dầu ớt, tương ớt, dầu thực vật, giấm ớt và si rô ớt.

Ớt Aji Charapita là một dòng sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn mới tại Việt Nam có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu ra thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.