TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Thừa Thiên Huế tăng cường xử lý nồng độ cồn dịp cao điểm

Hoàng Thủy, Trung Thành (VTV8)Cập nhật 10:02 ngày 10/01/2019

VTV.vn - CSGT tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tăng cường tuần tra và xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm về nồng độ cồn trong dịp Tết Nguyên đán 2019.

Một buổi tuần tra kiểm soát của lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ trong vòng gần 2 tiếng đồng hồ, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt trường hợp vi phạm..

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT còn phối hợp với Cảnh sát Cơ động tỉnh tổ chức tuần tra kiểm soát trên tất cả các tuyến đường, địa bàn "nóng" về tình trạng thanh, thiếu niên uống rượu, bia điều khiển phương tiện gây mất ATGT. Ngoài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng cũng đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm pháp luật về ATGT, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về ATGT, nhất là hành vi vi phạm về nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT.

Chỉ tính riêng 3 tháng cuối năm 2018, phòng Cảnh sát giao thông công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã xử lý 826 trường hợp xe ô tô và xe máy vi phạm nồng độ cồn. Trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe. Theo các cơ quan chức năng, đáng lo ngại nhất là tình trạng lái xe vi phạm nhưng không chấp hành, chống đối lực lượng chức năng, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý.

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về ATGT quốc gia mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 6 tỉnh có số người chết tăng vì tai nạn giao thông tăng trên 10%. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp của những vụ tai nạn là do người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng nồng độ cồn cao. Và nếu không có những giải pháp chấn chỉnh kịp thời và quyết liệt hơn nữa, con số này chắc chắn vẫn sẽ gia tăng trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Hàng trăm công trình cấp nước miền núi hư hỏng, lãng phí

VTV.vn- Tại 11 huyện miền núi của Tahnh Hóa có 554 công trình cấp nước nông thôn tập trung, trong đó có 189 công trình cấp nước bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.