Năm 2017, Tòa án Quốc tế về Monsanto tại La Haye, Hà Lan đã ra phán quyết kết án tập đoàn hóa chất Monsanto hủy diệt môi trường, gây tác hại lâu dài tới hệ sinh thái và cuộc sống của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một đoạn trong bản án dành cho Monsanto nêu rõ: “Nếu tội hủy diệt sinh thái được công nhận trong Luật Hình sự quốc tế, các hoạt động của tập đoàn hóa chất Monsanto hoàn toàn có thể cấu thành tội danh như vậy".
Về chất glyphosate, một thành phần hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup, trung tâm của vụ kiện tập đoàn Monsanto, cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm và phản đối mạnh mẽ việc sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất này vì có khả năng gây ung thư.
Từ khi xuất hiện "Hồ sơ Monsanto", tập đoàn khổng lồ về hóa chất nông nghiệp, sản xuất glyphosate Monsanto đã bị hàng chục nghị sĩ châu Âu theo dõi. Các nghị sĩ này thông báo, họ sẽ yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra về tập đoàn hóa chất Monsanto, yêu cầu phải đưa vào khuôn phép các công ty đa quốc gia vô đạo đức, đùa cợt với sức khỏe của người tiêu dùng. Các nghị sĩ nhấn mạnh, châu Âu phải tỏ rõ quyền lực của mình và ngừng trải thảm đỏ cho những công ty lớn nhưng vô đạo đức này, đồng thời chỉ rõ, EU mong muốn bảo vệ công dân của mình trước sự lấn lướt của các công ty đa quốc gia.
Tuy vậy, hiện rất khó đoán được kết quả phiên tòa kiện Monsanto đang diễn ra tại Mỹ. Mấu chốt của những tranh cãi bấy lâu nay xung quanh chất diệt cỏ glyphosate là xung đột giữa lợi ích về sức khỏe và lợi ích về kinh tế giữa nhiều bên. Vì thế, để đưa ra bất kì quyết định nào, các nước sẽ phải cân nhắc giữa môi trường, sức khoẻ của người tiêu dùng, quyền lợi của nông dân và lợi nhuận của ngành công nghiệp hóa chất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!