Tại tỉnh Khánh Hòa, việc ngăn chặn khai thác bất hợp pháp đã có những chuyển biến kể từ khi địa phương này thực hiện mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương. Ngư dân và doanh nghiệp khi gắn kết với nhau đã cùng có lợi và cái lợi lớn hơn là dần hình thành nghề cá có trách nhiệm.
Sự thay đổi kể từ khi ngư dân tham gia vào Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng và cùng gắn kết với Công ty TNHH Thịnh Hưng theo mô hình chuỗi liênkết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương. Cũng vì thế, những yêu cầu từ phía đơn vị thu mua, ngư dân không thể không tuân thủ. Trong đó, điều bắt buộc đầu tiên là tàu cá không vi phạm khaithác bất hợp pháp.
Tại tỉnh Khánh Hòa, từ chỗ 40 tàu cá tham gia chuỗi liên kết lúc ban đầu, đến nay đã có100 tàu cá. Kết quả dễ thấy khi hình thành chuỗi liên kết, đó là chất lượng cá ngừ được nâng lên, cũng đồng nghĩa thu nhập ngư dân được cải thiện. Vậy là ngư dân tự nguyện tham gia vào chuỗi liên kết. Và cũng chính ngư dân tự giác tuân thủ các quy định về khai thác có trách nhiệm- một điều bắt buộc trong liên kết theo chuỗi.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi vẫn được xem là cách tốt nhất để duy trì bền vững nghề cá có trách nhiệm. Một điều dễ thấy, một khi đã gắn kết về quyền lợi thì cả ngư dân và doanh nghiệp sẽ cùng chung trách nhiệm trong ngăn chặn khai thác bất hợp pháp. Bởi nếu không, quyền lợi của chính họ sẽ bị ảnh hưởng.