Tình trạng lao động tại Hàn Quốc bỏ trốn hoặc hết hạn không chịu về nước đang gây cản trở trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và liên lụy đến những người có nhu cầu đi xuất khẩu nước ngoài tại Hàn Quốc.
Mặc dù đã có sự khuyến cáo của nước sở tại cũng như các đơn vị chuyên trách và chính quyền địa phương nhưng tình trạng lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc vẫn xảy ra.
Năm 2020, huyện Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân là 2 địa phương của Hà Tĩnh phải tạm dừng tuyển chọn lao động tham gia chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Lý do là 2 địa phương này có tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ở mức cao, trong đó huyện Nghi Xuân có 328 lao động và huyện Kỳ Anh có 56 lao động hết hạn hợp đồng không chịu về nước.
Còn tại Quảng Bình, theo thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội từ năm 2015 đến nay có khoảng gần hơn 600 lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc hết hạn nhưng không chịu về nước. Hành vi này để lại hậu quả rất nghiêm trọng, phía Hàn Quốc thông báo sẽ dừng, không tiếp nhận thêm lao động của địa phương này nếu con số lao động bỏ trốn tiếp tục gia tăng.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này đã tổ chức buổi làm việc trực tiếp với Ủy ban Nhân dân các địa phương và đại diện gia đình người lao động để xem xét trách nhiệm và thống nhất các phương án, biện pháp để xử lý vấn đề người lao động vi phạm hợp đồng và vận động họ quay trở lại nơi làm việc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa yêu cầu được người lao động ra trình diện
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!