TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Tập trung cao độ gỡ thẻ vàng IUU

Đỗ Vinh, Mai Khương, Lê HuyCập nhật 09:21 ngày 10/12/2024

VTV.vn - Thời gian qua, 28 tỉnh, thành phố trên cả nước ta đã tập trung cao độ với mục tiêu là gỡ thẻ vàng IUU trên lĩnh vực thủy sản và xử phạt nghiêm được xem là chìa khóa.

Là quốc gia ven biển, kinh tế biển, trong đó ngành khai thác và chế biến thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản năm nay có thể đạt 10 tỷ đô la Mỹ. Theo đó, Việt Nam đang hiện đại hóa ngành khai thác thủy sản, thực hiện các nghiêm quy định của quốc tế về khai thác thủy sản, hướng đến một ngành thủy sản xanh, phát triển bền vững và hội nhập Quốc tế. Từ mục tiêu đó, từ trung ương đến địa phương vào cuộc đồng bộ nhằm thực hiện các khuyến nghị cụ thể của EC về IUU và nỗ lực để EC sớm gỡ thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Những năm qua, cả hệ thống chính trị của nước ta vào cuộc để sớm gỡ thẻ vàng của EC về thủy sản. Song song với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về luật thủy sản, chính quyền các địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tàu cá vi phạm quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo theo quy định IUU. Theo đó, xử phạt nghiêm các tàu cá vi phạm được xem là giải pháp mạnh và mang lại hiệu quả. Trước tiên, hoàn thiện khung pháp là cơ sở vững chắc để lý chống khai thác bất hợp pháp IUU.

Sau hơn 7 năm kể từ ngày thực hiện nhiệm vụ gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu là ưu tiên cho vấn đề khắc phục những yếu kém của nghề biển, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của EC trong khai thác IUU, trong đó đáng chú ý là xây dựng khung pháp lý để đưa nghề biển hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật Thuỷ sản năm 2017 có hiệu lực từ năm 2019 được coi là khung pháp lý cao nhất cho công cuộc chống khai thác IUU của Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư và liên tục điều chỉnh để kiểm soát nghề cá và nâng cao hiệu quả trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Nghị định số 38/2024 thay thế Nghị định 42/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nghị quyết số 04 năm 2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản cùng nhiều quy định đưa ra trong chống khai thác IUU.

Hệ thống pháp luật trên lĩnh vực khai thác thủy sản đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm như khuyến nghị của EC đưa ra.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cụ thể đến từng ngư dân, từng chủ tàu đồng thời xử phạt kịch khung được xem là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định với Ủy ban Châu Âu, các tổ chức quốc tế. Từng là địa phương được biết đến là điểm nóng vi phạm IUU thì nay, ngư dân Quảng Ngãi đang nỗ lực lớn để chung tay gỡ thẻ vàng của EC về thủy sản.

Hiện nay, cả hệ thống chính trị 28 địa phương ven biển trên cả nước đã quyết liệt triển khai các biện pháp để khắc phục các vi phạm trong khai thác IUU. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo giám sát chặt chẽ, kiên định một mục tiêu chung trong hành trình chống khai thác IUU. Các cơ quan chuyên môn của Chính phủ đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, mục tiêu chính là khắc phục được tất cả các khuyến nghị của EC, tiến tới gỡ bỏ thẻ vàng cho thuỷ sản Việt Nam, tạo điều kiện cơ cấu lại nghề cá theo hướng hiện đại, bền vững.

Với vị trí đặc thù, ở nước ta kinh tế biển đã và sẽ là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trong đó khai thác thủy sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ mang lại giá trị xuất khẩu hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm, khai thác thủy sản là nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Bởi bữa cơm của người Việt không thể thiếu cơm với cá. Vì vậy, biển là không gian sinh tồn, là mặt tiền của đất nước, Khai thác thủy sản có trách nhiệm, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó tuân thủ pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế được xem là xu thế tất yếu để chúng ta hướng đến ngành khai thác thủy sản hiện đại, bền vững

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Phía sau "bẫy buôn người"

VTV.vn - Tình trạng các nạn nhân bị lọt bẫy buôn người dưới nhiều hình thức khác nhau đã và đang xảy ra khá phổ biến, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gây ra nhiều hệ lụy.