Mô hình sản xuất cà phê nông lâm kết hợp tạo điều kiện cho người dân vừa trồng cà phê, vừa trồng cây bản địa để hưởng tín chỉ carbon, đồng thời liên kết trồng cà phê theo chuỗi giá trị. Điều này giúp đầu ra cho nông dân ổn định, những hộ nghèo tham gia mô hình này đã từng bước thoát nghèo bền vững.
Với mô hình nông lâm kết hợp, người trồng cà phê chè, sẽ có thu nhập quanh năm, hết thu vụ cà phê, sẽ chuyển sang thu cây ăn quả hoặc là các loại cây trồng khác. Đặc biệt là trồng cà phê dưới tán rừng, sẽ chống được Xói mòn và chống được sạt lở đất ở vùng cao Hướng Hóa.
Toàn huyện Hướng Hóa hiện có trên 3.700 ha cà phê, trong đó 245 ha áp dụng mô hình nông lâm kết hợp. Năm 2024, nhờ dự án "Sản xuất cà phê sinh thái và cải thiện rừng tự nhiên" hỗ trợ, có 40.500 cây giống được cung cấp để chuyển đổi thêm 620 ha sang mô hình này.
Quảng Trị đã tổ chức đào tạo các lớp TOT, để chuyển giao các Quy trình sản xuất cà phê nông lâm kết hợp, cho các nhóm mông dân chủ chốt và thông qua đó, để mở rộng cái việc tuyên truyền phổ biến cho người dân trên toàn bộ diện tích trồng cà phê. Mục tiêu,đến năm 2027, toàn tỉnh sẽ có khoảng 2.500ha, chuyển đổi sang cà phê nông lâm kết hợp.
Mô hình cà phê nông lâm kết hợp không chỉ bảo vệ hệ sinh thái mà còn giúp nông dân có thu nhập khá từ các loại cây trồng khác. Quảng Trị sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân giống cây bản địa, cây ăn quả, vật tư, phân bón với mong muốn nâng cao thu nhập cho khoảng 2.500 hộ gia đình lên 40% khi tham gia mô hình này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!