Qua ghi nhận thực tế tại Lâm Đồng, đã có một lượng phế phẩm bao bì phục vụ sản xuất nông nghiệp thải tự do ra môi trường mà không qua xử lý. Đặc biệt, một số tồn dư trong thuốc bảo vệ thực vật nếu tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp sẽ phát thải ra khí dioxin, có nguy cơ gây ung thư cho con người.
Hiện nay, Lâm Đồng đang hợp đồng xử lý rác thải nguy hại với một đơn vị tại TP.HCM, nhưng khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật được tiêu hủy còn hạn chế so với thực tế. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cũng mới chỉ có giải pháp tình thế để tuyên truyền vận động nhân dân phân loại rác thải theo quy định.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải nông nghiệp ra môi trường, đòi hỏi người dân phải nâng cao ý thức trong quá trình sản xuất. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có các giải pháp căn cơ, như xây dựng bể chứa rác thải trên đồng ruộng, xây dựng nhà máy xử lý rác thải nguy hại; hoặc có hợp đồng cụ thể với đơn vị có chức năng xử lý rác thải đúng quy định. Cũng như hướng dẫn các quy trình sản xuất an toàn, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...
Có như vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp mới có thể đảm bảo 2 mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!