TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Tùng LâmCập nhật 18:12 ngày 06/12/2024

VTV.vn- Thanh Hóa dự kiến chi hơn 62 tỷ đồng để thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với trên 1 triệu người sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 600 nghìn người. Những năm qua, Thanh Hóa đã dành một nguồn lực không nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, trang phục, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Thanh Hóa dự kiến chi gần 62,2 tỷ đồng để thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số". Nguồn kinh phí trên sẽ được sử dụng vào các nhiệm vụ: Sưu tầm, biên soạn, hoàn thiện và số hóa tiếng nói, chữ viết của 3 dân tộc Thái, Mông, Dao (chữ Nôm Dao); sưu tầm tiếng Mường, từng bước nghiên cứu bộ chữ Mường Thanh Hóa; sưu tầm tiếng nói dân tộc Thổ, Khơ Mú; số hóa các tài liệu tiêu biểu về văn học dân gian, âm nhạc, nghệ thuật dân gian, những tri thức bản địa tiêu biểu của 06 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai xây dựng Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030" là thực sự cần thiết nhằm hiện thực hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Phía sau "bẫy buôn người"

VTV.vn - Tình trạng các nạn nhân bị lọt bẫy buôn người dưới nhiều hình thức khác nhau đã và đang xảy ra khá phổ biến, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gây ra nhiều hệ lụy.