Theo nghiên cứu của các nhà khoa học biển, các rạn san hô góp 50% công sức nuôi dưỡng nguồn lợi thuỷ sản. Nếu san hô chết hàng loạt và dần biến mất cũng sẽ đồng nghĩa sản lượng cá tôm giảm, giá trị bền vững của biển cũng không còn. Vậy, bảo vệ rạn san hô theo hướng và cách nào cho bền vững và ít bị tác động nhất, nhiều quan điểm được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam.
Để hệ sinh thái san hô ở các khu bảo tồn phát triển bền vững thì bài toán kinh tế và môi trường phải đi đôi với nhau. Đặc trưng của các tỉnh khu vực Nam Trung bộ như Phú Yên, Bình Định hay Khánh Hòa là rạn san hô nằm gần bờ nên từng địa phương phải xây dựng nguyên tắc bảo vệ điểm đến.
Thành lập những Tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô cũng được nhiều ý kiến đồng tình. Ở góc độ của mình, Tổng cục Thủy sản cho rằng: Việc hình thành các tổ cộng đồng bảo vệ hệ sinh thái gần bờ, trong đó, có bảo vệ rạn san hô sẽ phát huy được vai trò của ngư dân, bởi hơn ai hết họ sẽ giám sát được các hoạt động tác động rạn san hô từ trong ngư dân. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tuyệt đối thì Tổ cộng đồng tham gia bảo vệ rạn san hô được gắn với quyền lợi.
Các rạn san hô góp 50% công sức nuôi dưỡng nguồn lợi thuỷ sản. Nếu san hô chết hàng loạt và dần biến mất cũng sẽ đồng nghĩa sản lượng cá tôm giảm, giá trị bền vững của biển cũng không còn. Do vậy, bảo vệ rạn san hô là công việc cần phải làm và cần có giải pháp bền vững.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!