Lâu nay tại tỉnh Ninh Thuận chỉ có 40% diện tích trồng là chủ động được nước, còn lại phụ thuộc vào nước trời, trong khi đó lượng mưa hàng năm rất ít nên hạn hán thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và chăn nuôi của tỉnh. Do đó, ngoài vấn đề tập trung chống hạn, Ninh Thuận cần phải có kế hoạch dài hơi để quản lý hạn hán đảm bảo chăn nuôi, sản xuất trên địa bàn.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến thói quen sản xuất của người dân, đầu ra cho sản phẩm...Theo kế hoạch, đến năm 2020, tỉnh Ninh Thuận sẽ chuyển đổi 2.000ha đất lúa sang cây trồng khác. Nhưng đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ chuyển đổi được 500ha.
Cũng theo Tổng cục thủy lợi, ngoài các giải pháp như tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống hồ chứa, liên thông các hồ chứa bằng hệ thống đường ống để dẫn nước đến vùng thiếu nước, tỉnh Ninh Thuận cần phải xây dựng và thực hiện nghiêm quy hoạch vùng trồng trọt; xây dựng kịch bản ứng phó với hạn hán, từ đó giúp các cơ quan quản lý chủ động trong chỉ đạo ứng phó với hạn. /